Ăn mòn kim loại là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều tổn thất lớn cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp để giảm lại thiệt hại này, phổ biến là mạ kẽm. Thực tế, khi thép được mạ lớp kẽm bên ngoài thì tuổi thọ của chúng kéo dài đến hơn 12 lần so với sản phẩm thông thường. Cũng chính vì thế mà mạ kẽm được ứng dụng rất phổ biến. Cùng Máng Cáp Hải Đăng tìm hiểu chi tiết lợi ích, quy trình mạ kẽm qua bài viết dưới đây.
Mạ kẽm là gì?
Mạ kẽm là một phương pháp bảo vệ kim loại bằng cách phủ 1 lớp kẽm mỏng lên bề mặt của vật liệu kim đó. Phương pháp này thường được ứng dụng để sản xuất máng cáp mạ kẽm nhúng nóng.
Quá trình này giúp cho vật liệu tăng khả năng chống ăn mòn, han gỉ, kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể chi phí bảo trì.
Mạ kẽm hay còn được gọi là xi mạ kẽm được ứng dụng rất phổ biến với nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất hiện nay. Đối với thép mạ kẽm, chúng được sử dụng nhiều nhất ở các công trình như:
- Trong xây dựng: mạ ống nước, đường sắt, thang máng cáp điện, hay các thiết bị ngoài trời, các thiết bị chịu lực,…
- Lĩnh vực dân dụng: đồ nội thất, hàng rào, ban công, cầu thang,…
- Ứng dụng chế tạo điện tử, phương tiện: khung máy, vỏ máy móc, khung chỗ ngồi, chi tiết oto, xe máy,..
- Chế tạo ống dẫn, thay thế cho vật liệu bằng gang hay chì.
- Có mặt trong các công trình xây dựng, cơ khí hay hệ thống máy cáp điện.
- Sản xuất dây cáp điện, bulong, ốc vít
Lợi ích của việc mạ kẽm
Ưu điểm của phương pháp xi mạ kẽm
Bên cạnh các đặc tính chống ăn mòn, han gỉ, mạ kẽm còn được sử dụng phổ biến bởi các ưu điểm nổi bật sau:
– Chi phí mạ kẽm rẻ: So với các phương pháp xi mạ khác, mạ kẽm được đánh giá cao là có mức chi phí ở mức tối ưu, mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài cho kim loại nên chi phí bảo trì không tốn quá nhiều.
Do vậy mà phương pháp này phù hợp với rất nhiều hạng mục, công trình từ nhỏ đến lớn hiện nay.
– Kéo dài tuổi thọ cực tốt: Lớp mạ kẽm bên ngoài giúp vật liệu hạn chế được các tình trạng han gỉ, chống ăn mòn, thời tiết khắc nghiệt và các tác nhân khác. Chúng giúp mang lại hiệu quả bảo vệ tối ưu, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm lâu dài.
Thông thường, với công trình được xây dựng ở điều kiện bình thường thì tuổi thọ của sản phẩm mạ kẽm có thể kéo dài tới 50 năm. Còn những môi trường khắc nghiệt như vùng biêtn, hoá chất, nhà xưởng,… thì rơi vào khoảng 20 – 25 năm.
– Thời gian xi mạ nhanh: Với sự phát triển của khoa học máy móc và công nghệ, việc thực hiện phương pháp mạ kẽm hầu như là trong điều kiện khép kín, tự động. Chúng giúp rút ngắn thời gian xi mạ mà vẫn đảm bảo được chất lượng đạt tiêu chuẩn.
Nhược điểm phương pháp mạ kẽm
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp mạ kẽm có nhược điểm là tính thẩm mỹ không được cao, bề mặt không được mịn và bóng như các phương pháp khác.
Tuy nhiên với hiệu quả mà nó mang lại, thì nhược điểm này không ảnh hưởng quá nhiều đến sự lựa chọn của các nhà thầu, chủ đầu tư hiện nay.
Các phương pháp mạ kẽm ưa chuộng nhất hiện nay
Hiện nay có chủ yếu 3 phương pháp mạ kẽm chính đó là: mạ kẽm lạnh, mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân. Tuỳ vào mỗi mục đích sử dụng và môi trường lắp đặt khác nhau mà lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
- Mạ kẽm lạnh
Đây là phương pháp phủ một lớp kẽm lỏng lên bề mặt vật liệu ở nhiệt độ bình thường. Quy trình được thực hiện bằng cách dùng áp lực khí nén để thổi dung dịch kẽm lỏng thành từng chùm các hạt kẽm, sau đó bám vào bề mặt kim loại đã được xử lý trước đó.
Đồng thời, kết hợp với một số chất phụ gia khác để độ bám dính được chắc chắn hơn và khô cứng nhanh trong vài giờ.
Phương pháp có ưu điểm tối ưu là có thể thi công được cho các vật liệu ở ngoài công trường. Chúng được ứng dụng cho các vật liệu có kết cấu phức tạp, kích thước lớn như: đường ống, các công trình cảng biển, cầu đường,…
Bên cạnh đó, phương pháp mạ kẽm lạnh còn tốn ít công sức thực hiện, giá thành rẻ hơn. Sản phẩm không cần nung nóng nên không sợ ảnh hưởng đến kết cấu hình dạng hay cấu trúc của vật liệu.
Mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bảo vệ tối ưu kim loại khỏi những tác nhân bên ngoài.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách nhúng hoàn toàn vật liệu đã được xử lý vào một bể kẽm nóng chảy, khi đó lớp kẽm sẽ được phủ lên bề mặt sản phẩm.
Nhúng hoàn toàn vật liệu đã được xử lý vào bể kẽm nóng chảy
Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc chống ăn mòn, han gỉ, kể cả môi trường muối biển, hoá chất. Đồng thời quy trình thực hiện cũng khá đơn giản nên mạ kẽm nhúng nóng chiếm ưu thế hơn các phương pháp khác.
Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng được ứng dụng phổ biến ở môi trường ngoài trời, môi trường biển, khai thác dầu mỏ, công trình thuỷ điện, nhà máy hóa chất,…
Mạ kẽm điện phân
Đây là phương pháp tạo sự kết tủa trên bề mặt kim loại một lớp phủ mỏng các tác dụng tăng tính dẫn điện, chống ăn mòn, tạo độ cứng cho vật liệu một cách hiệu quả.
Phương pháp này thường được ứng dụng cho các lĩnh vực mạ ống nước, các thiết bị ngoài trời, đường sắt hay các thiết bị thường xuyên chịu lực.
Bên cạnh đó, mạ kẽm điện phân còn thích hợp để sửa chữa các chi tiết có độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến hình dạng, kết cấu của sản phẩm lúc ban đầu.
Bảng giá mạ kẽm mới nhất 2022
Dưới đây là bảng giá mạ kẽm mới nhất 2022 được Hải Đăng tổng hợp và cập nhật liên tục. Giá thành có thể chênh lệch tuỳ vào từng thời điểm, nơi cung cấp. Để nhận tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0917 342 349, đội ngũ tư vấn sẽ hỗ trợ tận tâm.
>> Xem thêm: Bảng giá máng cáp mạ kẽm nhúng nóng mới nhất 2022
Quy trình các bước mạ kẽm tiêu chuẩn hiện nay
Quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn hiện nay bao gồm 8 bước sau:
Bước 1: Tẩy dầu mỡ, gỉ sét
Đây là bước cơ bản và quan trọng nhất mà bất kỳ phương pháp gia công bề mặt nào cũng cần phải có. Sản phẩm trước khi xi mạ cần được tẩy sạch các cặn bẩn, dầu mỡ loang lổ bảng hoá chất chuyên dụng.
Ở bước này, vật liệu sẽ được ngâm hoàn toàn vào bể tẩy dầu, tẩy cặn bẩn từ 10 – 15 phút. Sau khi tẩy sạch dầu mỡ, tiếp tục ngâm vật liệu vào dung dịch Axit Clohidric (8 – 15%) để tẩy sạch gỉ sét.
Bước 2: Tẩy dầu điện hóa
Đây được coi là bước cuối cùng để loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ còn bám lại trên bề mặt kim loại.
Bước 3: Trung hòa
Trước khi mạ kẽm, vật liệu kim loại sẽ được trung hòa trong dung dịch HCl để loại bỏ các ion sắt và mảng bám oxit. Giai đoạn này diễn ra khoảng từ 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường.
Bước 4: Xi mạ kẽm
Sau đó tiến hành xi mạ kẽm cho vật liệu tuỳ vào các phương pháp mạ khác nhau. Mạ kẽm nhúng nóng, điện phân hay mạ kẽm lạnh sẽ có quy trình xi mạ riêng biệt.
Bề mặt vật liệu được phủ một lớp kẽm với độ dày nhất định, đạt theo tiêu chuẩn quy định.
Bước 5: Hoạt hóa
Bước tiếp theo, người thợ tiến hành hoạt hoá cho vật liệu đã xi mạ để tăng độ bóng cho sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Bước 6: Cromat hóa
Ở giai đoạn này, vật liệu được cromat hóa để gia tăng tính chống ăn mòn, có nhiều màu sắc mạ như vàng xanh, xám, vàng cam,…
Bước 7: Sấy khô
Sau khi hoàn tất các bước trên, sản phẩm sẽ được đưa vào tủ để sấy khô. Bước này giúp màu sắc của lớp xi mạ đồng đều hơn, bề mặt sản phẩm sáng bóng và bằng phẳng hơn.
Bước 8: Kiểm tra sản phẩm, đóng gói vận chuyển
Cuối cùng, trước khi giao sản phẩm đến tay khách hàng, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại một lượt toàn bộ sản phẩm một cách kỹ càng. Dùng máy đo độ dày, quan sát màu sắc, lớp phủ có đồng đều không, bong tróc hay không,… Sản phẩm phải đạt đúng tiêu chuẩn yêu cầu, nếu không thì buộc phải tiến hành xi mạ lại.
Lưu ý quan trọng trong quá trình mạ kẽm
Thứ nhất: Đối với mạ kẽm hệ Acid
– Độ phủ kém, không đều: do nồng độ pH trong dung dịch mạ kẽm thấp hơn hoặc dư hàm lượng Zn.
– Lớp mạ giòn và tối: chủ yếu do ít bóng, độ pH không ổn định, hay vì thừa bóng mà khiến cho lớp mạ trở nên xốp, dễ dàng bong tróc.
– Màu mạ tối: do trong dung dịch xi mạ có chứa tạp sắt hoặc các tạp chất khác.
– Lớp mạ tối màu và cháy: nồng độ kim loại thấp cũng có thể tác động đến hiệu quả xi mạ.
– Lớp mạ có màu nâu: tình trạng là do dư chloride, nhiệt độ thấp hoặc chất bóng không cân bằng trong dung dịch xi mạ.
– Lớp mạ bị rỗ và nám: do dung dịch không cân bằng, thiếu chất thấm ướt.
– Lớp mạ thô ráp, có gai: do nồng độ pH cao hoặc hóa chất bị nhiễm tạp chất khiến cho vật liệu có biểu hiện bị sần sùi hoặc có gai trên bề mặt.
– Lớp mạ có đốm: do dòng điện khi xi mạ quá cao, tốc độ quay chậm và dung dịch bị nhiễm sắt.
– Hiệu suất thấp: do nồng độ kim loại và nhiệt độ thấp, dung dịch mạ không được cân bằng.
Thứ 2: Đối với mạ kẽm hệ kiềm
– Lớp mạ mờ: do nồng độ Zn cao, độ dẻo và độ bóng trong dung dịch thấp. Bên cạnh đó bề mặt vật liệu trước khi xi mạ không được tẩy sạch cặn bẩn, dầu mỡ,… Nhiệt độ khi mạ chưa phù hợp hoặc do bể mạ kẽm đã bị nhiễm tạp chất.
– Lớp mạ bị mờ ở mật độ dòng cao: do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất, nồng độ kiềm thấp, hoặc có thể do bề mặt vật liệu tẩy rửa chưa sạch.
– Cháy ở mật độ dòng cao: nguyên nhân là do nhiệt độ thấp, dòng điện cao, nồng độ kiềm thì thấp. Hoặc do nồng độ nguyên liệu quá cao/ thấp.
– Lớp mạ bị rộp và bám dính kém: trường hợp này do trước khi xi mạ kẽm, bề mặt vật liệu mạ không được xử lý sạch. Hoặc do nhiệt độ mạ thấp, bể chứa kẽm không phù hợp, hóa chất bị nhiễm các tạp chất hữu cơ.
– Lớp mạ xù xì và gai: do mật độ dòng cao, bộ lọc kém, nguyên liệu adobe thấp hoặc có thể do hóa chất bị nhiễm tạp chất.
Tổng kết
Trên đây là thông tin chi tiết về mạ kẽm, lợi ích, các phương pháp mạ cũng như quy trình xi mạ kẽm hiện nay. Nếu cần giải đáp thắc mắc, cần tư vấn, quý khách vui lòng để lại thông tin dưới bình luận hoặc liên hệ qua hotline để hỗ trợ nhiệt tình. Hải Đăng sẵn sàng phục vụ quý khách mọi nơi, mọi lúc.
Hải Đăng là xưởng sản xuất máng cáp, thang cáp mạ kẽm, vỏ tủ điện uy tín chất lượng giá rẻ tại TP HCM, trên toàn quốc được nhiều quý khách hàng tin chọn. Tìm hiểu thêm chi tiết về chúng tôi tại đây.
Tôi là Quỳnh Trang, hiện là Giám Đốc tại Máng Cáp Hải Đăng, chịu trách nhiệm vận hành kinh doanh thúc đẩy bán hàng các sản phẩm thang máng cáp, máng cáp điện, thiết bị điện. Với những kiến thức kinh nghiệm về thiết bị điện trong ngành, tôi hy vọng sẽ mang lại những giá trị hữu ích cho các khách hàng, người dùng sử dụng internet.