Máng cáp điện là gì?
Máng cáp hay còn có tên gọi khác là máng cáp điện tên tiếng anh “Cable Trunking” hoặc “solid bottom cable tray”. Sản phẩm được sản xuất thiết kế dạng hình hộp được sử dụng để bảo vệ và quản lý hệ thống cáp điện, cáp quang và các loại cáp khác.
Máng cáp có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau để phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Máng cáp thường được lắp đặt trên tường, trên trần hoặc trên sàn.
Các loại máng cáp điện phổ biến trên thị trường
Với hơn chục năm kinh nghiệm sản xuất lĩnh vực máng cáp, Hải Đăng nhận thấy có những dòng máng cáp điện phổ biến được khách hàng tin tưởng sử dụng.
Dưới đây Hải Đăng xin chia sẻ tới bạn những dòng máng cáp phổ biến. Để từ đó có thể giúp bạn biến thêm kiến thức cũng như lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với từng dự án công trình.
Máng cáp sơn tĩnh điện
Máng cáp sơn tĩnh điện là một loại máng cáp được làm từ thép không gỉ, sau đó được xử lý bề mặt và sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện. Máng cáp sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm so với các loại máng cáp khác.
- Độ bền cao: Máng cáp sơn tĩnh điện có khả năng chống va đập, trầy xước và ăn mòn tốt.
- Tính thẩm mỹ cao: Máng cáp sơn tĩnh điện có bề mặt nhẵn bóng, màu sắc đa dạng.
- Dễ dàng vệ sinh: Máng cáp sơn tĩnh điện có thể dễ dàng vệ sinh bằng nước hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Giá thành hợp lý: Máng cáp sơn tĩnh điện có giá thành thấp hơn máng cáp inox.
Máng cáp sơn tĩnh điện được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:
- Tòa nhà cao tầng
- Khu công nghiệp
- Nhà máy
- Trung tâm thương mại
- Bệnh viện
- Trường học
Máng cáp mạ Kẽm nhúng nóng
Quy trình sản xuất máng cáp mạ kẽm nhúng nóng tương tự như các loại máng cáp khác, chỉ khác nhau ở chỗ xử lý bề mặt.
Ưu điểm của loại máng này có độ bền cao nhất, có khả năng chống trầy xước, chóng ăn mọt trong môi trường axit.
Bề mặt sản phẩm sáng bóng, đẹp, không bị lộ các điểm vết cắt kim loại ở trên bề mặt.
Sản phẩm sử dụng ở ngoài trời bởi đã được gia công xử lý bằng công nghệ cao có khả năng chống sét gỉ, mưa gió.
Máng cáp tôn Zam
Máng cáp tôn zam được sản xuất từ vật liệu tôn zam, loại vật liệu này có độ cứng gấp 20 lần so với những loại tôn bình thường.
Tôn ZAM được cấu thành từ Kẽm, nhôm và Magie. Chính vì vậy vật liệu được đưa vào sản xuất để đảo bảo được độ bền, chống cong vênh…. Sản phẩm này thường được sử dụng ở những dự án công trình có quy mô lớn.
Máng cáp Inox
Máng cáp inox được sản xuất từ nguyên liệu inox 201, 304, 316. Đây là những loại thép không gỉ tốt nhất nên sản phẩm có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, bề mặt sáng bóng không phai màu theo thời gian.
Máng cáp nhôm
Bảng giá máng cáp tại Hải Đăng mới nhất 2023
Quý khách có thể xem chi tiết bảng báo giá máng cáp tại đây
Thông số kỹ thuật máng cáp điện
Dưới đây Hải Đăng xin gửi tới quý khách hàng bảng thông số kỹ thuật máng cáp tiêu chuẩn.
Để quý khách có thêm những thông tin hữu ích, từ đó có thể lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng.
Chất liệu | – Tôn đen.
– Tôn Zam. – Thép sơn tĩnh điện. – Tôn mạ Kẽm. – Inox 201, 304, 316. |
Độ rộng | – 50 ÷ 800 mm. |
Chiều dài | – 2.4, 2.5m hay 3.0m/cây. |
Độ cao | – 40 ÷ 200 mm. |
Độ dày | – 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm. |
– Quy cách kích thước tiêu chuẩn sản xuất máng cáp của nhà máy HaDra (có thể sản xuất quy cách khác theo yêu cầu của khách hàng):
Tên sản phẩm | Chiều cao H(mm) | Chiều ngang W(mm) | Độ dày T(mm) |
Máng cáp 60×40 | 40 | 60 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 50×50 | 50 | 50 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 75×50 | 50 | 75 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 100×50 | 50 | 100 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 150×50 | 50 | 150 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 200×50 | 50 | 200 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 250×50 | 50 | 250 | 1.0 – 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 300×50 | 50 | 300 | 1.0 – 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 100×75 | 75 | 100 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 150×75 | 75 | 150 | 0.8 – 1.0 – 1.2 – 1.5 |
Máng cáp 200×75 | 75 | 200 | 1.0 – 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 250×75 | 75 | 250 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 300×75 | 75 | 300 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 100×100 | 100 | 100 | 1.0 – 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 150×100 | 100 | 150 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 200×100 | 100 | 200 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 250×100 | 100 | 250 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 300×100 | 100 | 300 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 400×100 | 100 | 400 | 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 500×100 | 100 | 500 | 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 600×100 | 100 | 600 | 2.0 |
Máng cáp 800×100 | 100 | 800 | 2.0 |
Máng cáp 150×150 | 150 | 150 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 200×150 | 150 | 200 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 300×150 | 150 | 300 | 1.2 – 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 400×150 | 150 | 400 | 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 500×150 | 150 | 500 | 1.5 – 2.0 |
Máng cáp 600×150 | 150 | 600 | 2.0 |
Máng cáp 800×150 | 150 | 800 | 2.0 |
Máng cáp 400×200 | 200 | 400 | 2.0 |
Máng cáp 500×200 | 200 | 500 | 2.0 |
Máng cáp 600×200 | 200 | 600 | 2.0 |
Máng cáp 800×200 | 200 | 800 | 2.0 |
Quy trình sản xuất máng cáp tại nhà máy Hải Đăng
Bước 1: Tính toán kích thước máng cáp
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất máng cáp điện là tính toán kích thước máng cáp phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của từng công trình.
Việc này sẽ đảm bảo khối lượng sản phẩm khi sản xuất ra phù hợp với không gian, để sắp xếp hệ thống dây dẫn phù hợp trong quá trình phù hợp.
Bước 2: Lựa chọn vật liệu sản xuất
Lựa chọn vật liệu sản xuất là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất máng cáp.
Công ty Hải Đăng luôn chú trọng, tỉ mỉ trong việc lựa chọn nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Quá trình này cần kiểm tra chiều dài, chiều rộng của vật liệu, đảm bảo trước khi gia công, vật liệu không bị cong vênh, biến dạng.
Bước 3: Tiến hành cắt phôi
Sau bước chọn vật liệu, tiếp đến đội ngũ kỹ thuật, thợ tiến hành cắt phôi theo đúng kích thước yêu cầu trong bản vẽ.
Quá trình này được thực hiện bằng những công nghệ máy móc cắt CNC hiện đại để đảm bảo độ chính xác cũng như chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Bước 4: Gia công đột lỗ CNC
Ở bước này, đội ngũ thợ của Hải Đăng sẽ tiến hành đột lỗ trên máy công nghệ CNC.
Sử dụng công nghệ CNC đảm bảo độ chính xác và tốc độ hoàn thiện nhanh đáp ứng tiến độ cho khách hàng với những dự án số lượng lớn.
Bước 5: Chấn gấp tạo hình sản phẩm
Sau quá trình đột lỗ, tiếp theo đến công đoạn chấn gấp tạo hình sản phẩm theo kết cấu hình học nhất định.
Thông thường sản phẩm được tạo thành cách hình vuông, hình chữ nhật.
Các cạnh của sản phẩm được gia công kỹ càng, tỉ mỉ đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh gây nguy hiểm trong quá trình lắp đặt.
Quá trình chấn gấp này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, vì thế Hải Đăng luôn sắp xếp những người thợ có tay nghề chuyên môn cao.
Bước 6: Kiểm tra vệ sinh tẩy rửa sản phẩm trước khi sơn phủ
Để đảm bảo không có bất kỳ lỗi, sai sót nào trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Đội ngũ kỹ thuật cần đánh giá, kiểm tra chặt chẽ các mối nối hàn, chiều dài, chiều rộng của sản phẩm.
Sau khi kiểm tra xong, người thợ tiến hàng vệ sinh sản phẩm bằng dung dịch tẩy rửa thật sạch sẽ để chuyển sang công đoạn tiếp theo
Bước 8: Phủ sơn bề mặt
Sau khi vệ sinh sạch sản phẩm, người thợ tiến hành sấy khô và đưa sản phẩm vào phòng sơ phủ.
Người thợ bắt đầu sử dụng sơn để phủ màu lên bề mặt sản phẩm. Quá trình này khi phun sơn cần đảm bảo độ phủ đạt được độ dày theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 9: Khâu ủ nhiệt
Sau khi hoàn thiện sơn xong, sản phẩm được đưa vào lò ủ gas hoặc lò điện với nhiệt độ từ 190 độ C – 200 độ C.
Sản phẩm được ủ trong thời gian 10 – 20 phút để tạo độ bám dính trên bề mặt sản phẩm.
Trong quá trình này được Hải Đăng sử dụng hệ thống giám sát tự động nhằm đảm bảo nhiệt độ trong lò ủ luôn được kiểm soát theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Các phụ kiện máng cáp cần thiết
Nối máng cáp
Ke đỡ máng cáp
Giá treo máng cáp
Co ngang máng cáp 90˚
Co đứng máng cáp 90˚
Tee máng cáp rộng bằng nhau