Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Phân Loại, Ứng Dụng, Quy Trình Thi Công

5/5 - (1 bình chọn)

Công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được ưa chuộng trong đời sống hiện nay. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Chúng có ưu điểm gì? Hãy cùng Máng Cáp Hải Đăng tìm hiểu quy trình, phân loại và ứng dụng sơn tĩnh qua bài viết dưới đây.

Sơn tĩnh điện là gì

Sơn tĩnh điện là phương pháp gia công bề mặt bằng cách phủ lên các vật liệu một lớp chất dẻo dựa theo nguyên lý điện từ.

sơn tĩnh điện là gì

Lớp bột sơn sẽ mang điện tích dương (+), còn bề mặt kim loại vật liệu cần sơn mang điện tích âm (-).

Khi các điện tích (+) gặp điện tích (-) sẽ liên kết chặt lại với nhau theo nguyên lý dòng điện, do đó mà lớp sơn cũng được bền chặt hơn và rải đều khắp bề mặt.

Thành phần của bột sơn để dùng cho phương pháp sơn này thường là các chất nhựa dẻo hoặc cứng, cụ thể: Hợp chất Polymer hữu cơ, Curatives, bột màu, chất làm đều màu và một số phụ gia khác.

Tất các các loại này được trộn đều với nhau, làm nóng chảy tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau khi làm nguội, chúng được nghìn mịn thành dạng bột, hay được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Hiện nay, công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Vật liệu cần sơn tĩnh điện thường là kim loại thép, nhôm, kẽm, thép mạ kẽm, đồng thau,..

Phương pháp này giúp mang lại tính thẩm mỹ cao, đa dạng màu sắc, độ bền lâu dài và hạn chế được các tác động từ môi trường bên ngoài, không bị ăn mòn bởi hóa chất.

Xem thêm: 

Công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện có tên gọi tiếng Anh là Electro Static Power Coating Technology được xem là một trong những công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Được phát minh bởi Tiến sĩ Erwin Gemmer vào những năm đầu 1950, đến nay công nghệ sơn tĩnh điện ngày được cải tiến và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

công nghệ sơn tĩnh điện

Phân loại sơn tĩnh điện

Phân loại theo tính chất

Dựa theo tính chất, sơn tĩnh điện được chia làm hai loại chính là sơn tĩnh điện dạng khô và sơn tĩnh điện loại ướt. Mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể:

  • Sơn tĩnh điện dạng khô: Sử dụng sơn bột, phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu mà không cần pha loãng. Được ứng dụng chủ yếu cho các sản phẩm kim loại như sắt, nhôm, thép,..
  • Sơn tĩnh điện dạng ướt: Sử dụng dung môi hoặc nước để pha cùng với bột. Loại sơn này thường được ứng dụng cho các vật liệu bằng kim loại, nhựa gỗ,…

Tuy nhiên, hiện nay sơn tĩnh điện dạng khô được sử dụng nhiều hơn cả bởi tính hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. Lý do là bởi sau khi phun, lượng bột không bám vào sẽ được thu hồi và tái sử dụng đến 90%.

Bên cạnh đó, kỹ thuật phun bột khô còn có độ phủ lớn hơn, ít gây ô nhiễm môi trường do không dùng đến dung môi.

Phân loại theo chất lượng

Dựa theo chất lượng của bột sơn tĩnh điện, thì phương pháp này sẽ bao gồm 4 loại chính tương ứng với 4 loại bột sơn khác nhau, cụ thể:

  • Bột Sơn Polyester: loại bột này được sử dụng phổ biến nhất. Ưu điểm là độ bền cao, chịu được ánh nắng mặt trời.
  • Bột Sơn Fluoropolymer: sử dụng cho sơn ngoài trời.
  • Bột Sơn Acrylic: có tác dụng chống được hóa chất tốt, tạo ra độ mịn cho bề mặt. Loại bột này chủ yếu dùng cho lớp sơn trong.
  • Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau, có chi phí thấp.

Nguyên lý hoạt động của quy trình công nghệ Sơn tĩnh điện

Nhìn chung, phương pháp sơn tĩnh điện khá đơn giản. Trong đó có 2 thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động.

Bên cạnh đó có các thiết bị hỗ trợ như buồng phun sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại và thiết bị thu hồi sơn.

nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện được hoạt động theo nguyên lý điện từ, cụ thể:

– Bề mặt vật liệu sẽ được phủ một lớp sơn tĩnh điện nhờ một loại súng phun đặc biệt.

Khi bột sơn đi qua súng phun thì sẽ nóng lên và tích điện dương (+) ở đầu kim phun.

Sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường đến bề mặt các vật liệu cần sơn đã được tích điện âm.

– Do hai điện tích (+) và (-)  trái dấu sẽ hút nhau nên bột sơn sẽ từ từ bám xung quanh bề mặt vật liệu. Bên cạnh đó, cũng nhờ lực hút của các ion điện tích mà lớp sơn sẽ được dàn đều và di chuyển hầu hết ở các bề mặt bị khuất.

– Trong quá trình thực hiện sơn tĩnh điện, vật liệu cần sơn phải được làm nóng ở nhiệt độ cao để tránh hiện tượng bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc với bề mặt vật liệu.

Vì thế mà công nghệ này thường được áp dụng cho các vật liệu kim loại như thép, nhôm, kẽm, thép mạ kẽm, đồng thau.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Không thể phủ nhận rằng sơn tĩnh điện ngày càng được ưa chuộng. Bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Phần bột sơn dư có thể thu hồi sử dụng cho lần sau. Bên cạnh đó phương pháp này không cần sử dụng lớp sơn lót, tiết kiệm được thời gian hoàn thiện cũng như các chi phí khác.
  • Khả năng bám dính tốt: Nhờ lực hút giữa các điện tích mà lớp bột sơn được bám dính rất chắc vào bề mặt vật liệu.
  • Độ bền cao: Do khả năng bám dính tốt mà lớp sơn khó bong tróc sau một thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, lớp sơn không bị ăn mòn bởi hóa chất nên bảo vệ được vật liệu kim loại rất tốt, tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
  • Tính thẩm mỹ cao, đa dạng màu sắc, dễ dàng vệ sinh bề mặt
  • Thân thiện với người dùng và môi trường: Lớp sơn tĩnh điện không gây hại đến sức khỏe, mang lại sự an tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó, phương pháp này ít chất thải ra môi trường, với độ bền cao giúp tăng vòng đời của sản phẩm từ đó góp phần bảo vệ môi trường.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trên các bề mặt vật liệu bằng kim loại từ trong gia đình, nhà hàng đến môi trường công nghiệp như:

  • Sơn thang máng cáp điện, dây chuyền sản xuất, máy móc,…
  • Sơn các khung ghế, bàn, bếp ga, lò nướng, quạt, cửa,..
  • Sơn cổng bằng sắt, cổng nhôm, hàng rào
  • Ứng dụng trong việc sản xuất máng cáp sơn tĩnh điện

ứng dụng sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện theo 4 bước dưới đây:

quy trình sơn tĩnh điện

Bước 1: Xử lý bề mặt sơn

Nhằm đảm bảo bột sơn được bám dính chắc hơn thì các vật liệu sơn cần phải được xử lý và làm sạch bề mặt. Loại bỏ các gỉ sét, dầu mỡ, tạp chất bằng cách sử dụng các bể hoá chất chuyên dụng.

Sau khi làm sạch, các vật liệu sơn cần được sấy khô trước khi cho vào buồng sơn tĩnh điện. Thường được sấy ở nhiệt độ tối đa là 120 độ C và trong 10 – 15 phút.

Bước 2: Phun sơn

Bước tiếp theo là đưa vật liệu vào buồng phun sơn tĩnh điện. Trước khi tiến hành sơn cần đảm bảo tất cả các sản phẩm khi treo lên băng tải đều phải kiểm tra kỹ: bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo, kiểm tra các thiết bị phun, quạt hút, đèn chiếu sáng,…

Sau đó dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm. Lưu ý hướng xịt phải quay ra ngoài, không được hướng vào phòng sơn hoặc hướng vào mặt người khác. Quá trình treo các vật liệu cần phun có khoảng cách tối thiểu từ 100 đến 200mm.

Tiến hành phun sơn. Khi phun tay súng sơn (GUN) phải luôn luôn vuông góc vật liệu cần sơn. Khoảng cách sản phẩm đến súng sơn là 10 – 15cm đối với sơn tay, 20 – 25cm đối với súng phun sơn tự động.

Đối với phun sơn tay thì sơn theo quy trình: Sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.

Trong quá trình phun, thiết thu hồi sơn sẽ thu hồi lại những bột sơn bị rơi bên ngoài để tái sử dụng cho lần sau.

Bước 3: Sấy khô

Sau khi thực hiện phun sơn tĩnh điện xong, bước tiếp theo là đưa sản phẩm vào buồng sấy khô để bột sơn được bám dính chắc hơn, đầu màu và đẹp hơn. Nhiệt độ sấy sẽ được điều chỉnh phù hợp tuỳ vào từng loại vật liệu, thường là từ 180 – 200 độ C, sấy trong khoảng 10 phút.

Bước 4: Kiểm tra, đóng gói

Bước cuối cùng, là cần kiểm tra kỹ sản phẩm khi hoàn thiện, sau đó đóng gói và đưa ra thị trường hoặc giao cho khách hàng.

Các yếu tố cần kiểm tra: Màu sắc, đều màu chưa, độ bám dính thế nào, phủ sơn có kín không, có bị bong tróc không,…

Những sản phẩm sau khi kiểm tra, đạt mọi yêu cầu sẽ được đóng gói cẩn thận bằng nilon và tiến hành vận chuyển tới tay khách hàng theo đúng thời gian đã hẹn.

Trên đây là thông tin chi tiết về công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay. Cảm ơn quý khách hàng đã ghé thăm website Hải Đăng. Nếu có thắc mắc hoặc cần được tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0946 500 555, đội ngũ tư vấn sẽ hỗ trợ nhiệt tình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *